Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

Nuôi con khôn lớn là cả một hành trình đầy gian nan đối với người mẹ. Từ lúc mang thai cho đến khi con lọt lòng, con khôn lớn các mẹ đã phải vất vả để mang đến những điều tốt nhất cho con.

Trong quá trình trưởng thành không ít lần các trẻ sẽ mắc phải bệnh vặt. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh từ khi còn quá bé là điều không tốt cho trẻ em. Trong dân gian có lưu lại các mẹo hay trị bệnh vặt ở trẻ, giúp trẻ khỏi bệnh mà không cần dùng đến kháng sinh.

1. Giúp trẻ không sốt khi mọc răng.

 

 

Khi trẻ bắt đầu mọc răng sẽ kèm theo các dấu hiệu nóng sốt. Lúc này trẻ sẽ quấy khóc thường xuyên, có thể bỏ bú dẫn đến tình trạng sút cân. Để hạn chế tình trạng này, trong dân gian truyền lại các mẹ có thể dùng lá hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước thoa lên nướu trẻ khi đủ 3 tháng 10 ngày.

Cách này sẽ giúp trẻ không sốt khi mọc răng lần đầu và cả trong những lần sau.

 

2. Giảm đau khi mọc răng.

Trước khi răng mọc lên trẻ sẽ bị sốt, sau khi chiếc răng nhú lên trẻ sẽ phải đối diện với những cơn đau ở phần răng mới nhú. Cho 1 chiếc thìa inox vào tủ mát vài phút rồi mẹ hãy dùng chiếc thìa này áp vào chỗ răng đau của trẻ, hơi lạnh sẽ khiến bé dễ chịu hơn, giảm đau cho bé hơn.

 

3. Chữa đầy hơi cho trẻ.

Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi thường hay khó chịu, quấy khóc. Mẹ hãy massage vùng bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và từ trong ra ngoài. Massage liên tục trong khoảng 5 – 10 phút. Cách này vừa giúp trẻ dễ chịu, giảm đau vừa chữa đầy hơi hiệu quả.

 

4. Trị tiêu chảy.

Dùng cà rốt nấu nước cho trẻ uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Cách thứ 2 mẹ có thể áp dụng là rang gạo thật vàng sau đó nấu nước cho trẻ uống thay nước cũng rất hiệu nghiệm, vừa bù mất nước vừa có tác dụng trị tiêu chảy.

 

5. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh.

 

Dùng đọt lá mồng tơi trị táo bón cho trẻ.

 

Trẻ sơ sinh nếu ăn uống vẫn bình thường nhưng quá 5 ngày chưa đi nặng được nghĩa là trẻ bị táo bón. Với một chiếc tăm bông thấm mật ong đã pha loãng với ít nước, sau đó mẹ sẽ dùng để ngoáy nhẹ vào hậu môn trẻ từ 3 – 5 phút (nhớ là đưa hết phần bông gòn trên đầu tăm vào thôi nhé, không ngoáy sâu vào bên trong) trẻ sẽ đi “nặng” ngay sau đó.

Các cách còn lại mẹ có thể áp dụng: Đối với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi có thể dùng đọt lá mồng tơi rửa sạch và ngoáy hậu môn như bé, lưu ý cũng ngoáy nhẹ và không ngoáy sâu vào bên trong.

Để tránh tình trạng bón ở trẻ, mẹ nên massage bụng thường xuyên cho trẻ, đồng thời mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm thiếu chất xơ, khô khan để tránh ảnh hưởng đến sữa cho bé bú.

 

6. Trị chứng đái dầm ở trẻ.

Dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ không nên cho trẻ uống nước, uống sữa đồng thời nhắc trẻ tiểu tiện trước khi ngủ.

Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm tã sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ chừng 10-15 phút, hôm sau bé sẽ đỡ ngay.

Ngoài ra mẹ hãy chú ý đến chất liệu khăn, khăn giấy khi vệ sinh cho trẻ, nếu trẻ bị hăm tã mẹ phải đổi ngay và dùng loại ít ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.

 

8. Khi trẻ bị co giật vì sốt cao.

Khi bị sốt cao bé rất dễ gây co giật dẫn đến cắn lưỡi rất nguy hiểm. Mẹ hãy dùng một cái khăn sạch, mềm và đưa vào miệng trẻ sau đó cho trẻ nhập viện lập tức.

 

9. Trị vết thâm do muỗi đốt.

Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn, làm dịu da do đó mẹ có thể dùng mật ong làm dịu vết muỗi đốt của trẻ rất hiệu quả.

 

10. Bé bị chảy máu cam.

Nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời là SAI. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết. 

Cùng chăm bé thật tốt nha các mẹ !

Nguồn : Khỏe và Đẹp

KẾT NỐI

HOTLINE:
1900 638 008

  

CHAT ONLINE