Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

Ngày Tết là dịp mà mọi người bỏ qua những bộn bề công việc để gặp gỡ, sum họp với nhau. Các bé cũng như bố mẹ sẽ có được cơ hội gặp gỡ nhau và cùng nhau chơi đùa. 15 trò chơi dân gian dưới đây sẽ giúp cho cuộc chơi của các bé thêm phần thú vị, bố mẹ lại được rảnh tay chuyện trò và lo toan bếp núc, phải không nào?

1. Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

* Cách chơi:
+ Địa điểm : trong nhà ngoài sân
+ Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhớm
+ Hướng dẫn: quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi 1 vòng.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc ”dung dăng dung dẻ dắt trẻ đi chơi, đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chữ "đây" các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống. Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi, bạn đó thua cuộc, không được chơi tiếp. Mọi người tiếp tục xoá 1 vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có, trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 1 người giành chiến thắng.

2. Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH

* Cách chơi và luật chơi:
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

3. Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT

Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột.
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

4. Trò chơi: BỊT MẮT BẮT DÊ

Trẽ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.

5. Trò chơi: RỒNG RẮN LÊN MÂY

Rồng rắn lên mây
Có cây thuốc Bắc
Có ông thầy ở nhà không?

Một số người chơi rồng rắn, nối đuôi nhau bằng cách người đứng sau hai tay ôm ngang hông người đứng trước, cứ thế xếp thành hàng dài tùy theo số người chơi, hình thù như một con rắn dài có mắt khúc.

Người đứng đầu làm đầu rắn, người đứng cuối làm đuôi rắn, giữa là thân rắn và một người làm ông thầy thuốc Bắc ngồi đối diện với con rắn. Khi con rắn (đoàn người nối đuôi nhau) cùng thưa với ông thầy bài tấu trên, Ông thầy không đồng ý thì con rắn sẽ đi vài vòng rồi quay lại tâu tiếp để xin ông thầy cho thuốc.
Sau nhiều lần từ chối, ông thầy đồng ý thì ông sẽ đứng lên để tìm cách bắt lấy được đuôi của con rắn ông mới cho thuốc. Tình trạng con rắn lúc đó phải cố tránh né để ông thầy không bắt được đuôi nên cố sức che chắn không cho ông thầy tiến về phía sau, và cùng nhau hò hét với bài hát:

“mạnh thầy thầy bắt được thầy ăn, mạnh rắn rắn bắt được rắn cắn”.
Thế là cả đoàn người nối đuôi nhau phải lượn qua lượn lại (chạy qua, chạy lại) theo đầu con rắn. Cả đám người cứ thế cố né tránh, ông thầy một mình nhanh chân hơn và dễ chạy hơn, nên con rắn một lúc lâu thấm mệt và thật khó giữ được sự ngay hàng như lúc đầu nên cũng sẽ bị đứt ra nhiều đoạn, thế là đầu con rắn không còn điều khiển cho phần đuôi nữa. Vậy là ông thầy bắt được cái đuôi rắn dễ dàng.

 6. Trò chơi: CÁ SẤU LÊN BỜ

* Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.

* Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.

7. Trò chơi: “U”

* Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 6m, giữa 2 vạch đó là vùng không chiến. Dùng trò chơi “tay trắng – tay đen” để chia số người chơi thành 2 đội bằng nhau, mỗi đội đứng trong khu vực của mình. Sau khi oẳn tù tì, bên thắng đi trước bằng cách cho một máy bay xuất kích. Người làm máy bay phải kêu “u” liên tục khi rời khỏi lãnh thổ của mình. Nếu hết hơi trước khi vào trong vạch coi như máy bay rớt, bị bắt làm tù binh. Máy bay sẽ hạ đối phương bằng cách chạm vào đối phương, người bị hạ phải qua lãnh thổ đối phương đứng phía sau làm tù binh.

* Luật chơi: Trong lúc lâm chiến, bên đối phương có thể ùa ra bắt máy bay bằng cách giữ không cho máy bay về được lãnh thổ của mình cho đến khi máy bay hết hơi không kêu “u” được nữa, lúc đó máy bay bị bắt làm tù binh. Ngược lại, nếu đối phương giữ không chặt để máy bay vùng thoát về lãnh thổ của mình được thì những người giữ máy bay đều bị bắt làm tù binh. Tù binh được giải cứu bằng cách cố chìa tay ra làm sao chạm được vào máy bay phe mình. Nếu nhiều tù binh bị bắt muốn được cứu hết phải nắm tay nhau thì máy bay chỉ cần chạm vào một người là tất cả được cứu.

8. Trò chơi: KEN TRÁI CÂY

* Cách chơi: cả nhóm chơi gồm từ 10 em trở lên, trong đó bầu ra một em bị, em bị sẽ đi lùa các bạn còn lại, đụng vào bạn nào thì bạn đó bị. Để tránh bị, người chơi phải hô tên của một loại trái cây bất kỳ, và đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉ được di chuyển khi có người khác đến cứu, và trò chơi tiếp tục.

* Luật chơi: người chơi không được hô tên của loại trái cây mà người kia đã hô, chỉ gọi tên những trái cây trong nước không được lấy tên trái cây ngoại quốc (như me Thái, mận Ấn Độ, …), khi đã hô “keng” mà còn di chuyển là bị. Ranh giới của trò chơi phải được giới hạn trước.

9. Trò chơi: NHẢY DÂY

* Cách chơi:
Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy.
Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.

* Luật chơi:
Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.

10. Trò chơi: TẬP TẦM VONG

* Cách chơi:
Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay, trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao:
TẬP TẦM VÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TẬP TẦM VÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG
TAY KHÔNG TAY CÓ
TAY CÓ TAY KHÔNG?
Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra.
Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.

* Luật chơi:
Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau.

11. Trò chơi: LÙA VỊT

* Cách chơi:
– Tập thể chơi cử 1 bạn làm hổ ( hoặc người lùa vịt) đứng ở ngoài vòng tròn, các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm lợn (hoặc vịt).
– Khi có lệnh chơi hổ ( người lùa vịt) chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người các bạn đứng trong vòng tròn.

* Luật chơi:
Hổ ( người lùa vịt) đập vào lợn (hoặc vịt), lợn phải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ.

12. Trò chơi: TRỐN TÌM (Năm mười)

* Cách chơi:
– Người chơi cử 1 bạn đi tìm ( có thể xung phong), nhắm mắt thật kĩ ( có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.
– Khi bạn bịt mắt hỏi: “Xong chưa?” (hoặc bạn đi tìm có thể đọc: “5-10-15-20-….. -100); một bạn trốn đại diện trả lời: “Xong!”. Bạn đi tìm mở mắt đi tìm.

* Luật chơi:
– Trong khoảng thời gian quy định, bạn đi tìm tìm thấy bạn nào bạn ấy thua cuộc, không tìm thấy bạn đi tìm chịu phạt.
– Bạn đi tìm trong thời gian quy định tìm thấy hết các bạn chơi bạn đi tìm thắng cuộc.

13. Trò chơi: KHIÊN KIỆU

* Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 người chơi, 2 người chơi đứng đối mặt nhau lấy tay phải nắm vào giữa tay ngay cùi chỏ của mình và tay trái thì nắm vào tay phải của người đối diện để làm kiệu. Sau đó người chơi còn lại của đội này ngồi lên kiệu của đội kia và phải giữ cho chắc để không ngã.
* Luật chơi: Kiệu phải giữ chắc nếu vuột tay thì đội làm kiệu phạm luật và người ngồi kiệu của đội đối diện nếu ngã thì cũng sẽ phạm luật và thua cuộc.

14. Trò chơi: NHẢY LÒ CÒ

* Cách chơi: Kẽ làm 7 ô vuông, trò chơi có thể chơi ít hay nhiều người, mỗi người chơi có mội đồng chàm dùng để thảy vào ô và người chơi nào đi hết vòng thì cất nha và được đi tiếp cho đến khi mất lượt, nhưng nếu đạp trúng vạch kẽ hay thảy ra ra ngoài thì người chơi đó mất lượt và đến phần người chơi khác.
* Luật chơi: Nếu đồng chàm thảy ra ngoài hay vào nhà người khác thì mất lượt nhưng nếu đồng chàm hay người chơi chó mà cò vào nhà thay vì phải bẹp thì xem như nhà bị cháy . người chơi nào cất nhà nhiều nhất trong các ô vuông thì thắng cuộc.

15. Trò chơi: THẢY ĐÁ

* Cách chơi: Có thể chơi nhiều người, gồm có 5 cục đá tất cả các người chơi phải cầm đá thảy lên và úp bàn tay lại sau đó thảy đá lên và chụp đá về như cũ, nếu ai có đá nhiều khi chụp về thì người đó sẽ được đi trước. Người chơi rải đá ra bốc 1 cục đá và thảy lên lần lượt bốc từng cục cho đến hết sau đó đến 2 cục, rồi 3cục ,4cục và 5 cục sau đó thảy đá như lúc đầu để lấy điểm (1 cục tính 1 điểm).
* Luật chơi: Nếu người chơi chụp hụt hay rớt đá thì mất lượt và khi cân đá mà đá rớt hết thì không có điểm.

KẾT NỐI

HOTLINE:
1900 638 008

  

CHAT ONLINE