Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

Các bậc phụ huynh nên lưu ý rằng không ép trẻ ăn thêm dù chỉ là mấy thìa nhé. Bởi điều đó chẳng giúp bé nhận thêm được nhiều dinh dưỡng mà còn khiến bé có thể nôn, sợ hãi với những bữa ăn tiếp theo. Đặc biệt, việc này còn dễ khiến bé cảm thấy căng thẳng, trầm cảm hoặc hình thành khuynh hướng bạo lực sau này. Dưới đây là 5 bí quyết giúp các bé thèm ăn tự nhiên.


1. Tìm hiểu nguyên nhân bé ăn ít

Khi thấy bé có dấu hiệu lười ăn, các mẹ nên tìm hiều rõ nguyên nhân. Nếu là những nguyên nhân mang tính tạm thời như: bé bị ốm hay thay đổi môi trường sinh hoạt thì nên bình tĩnh tìm cách khắc phục.

+ Khi ốm chắc chắc bé sẽ ăn ít đi. Lúc này, các mẹ nên thay đổi thực đơn và giờ ăn cho phù hợp, có thể chia nhỏ bữa và làm loãng thức ăn để trẻ dễ nuốt hơn.

+ Còn nếu do thay đổi môi trường, như việc bé đi mẫu giáo thì bố mẹ nên cho bé thời gian để tập thích nghi về nề nếp sinh hoạt và ăn uống khoảng 1-2 tuần trước khi chính thức đi học.

+ Nên cho bé dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ nên chọn loại men có chứa cả Probiotic (lợi khuẩn trong đường tiêu hóa) và Prebiotic (một thành phần rất ít loại men vi sinh hiện nay có, vừa là chất xơ hòa tan vừa là nguồn thức ăn của các lợi khuẩn). Khi đó hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé sẽ được tối ưu hóa giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, bé khỏe mạnh hơn.

+ Nhưng nếu bé biếng ăn kéo dài thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Nên cho bé đi khám để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa



2. Thực đơn đa dạng, hấp dẫn

Một khẩu phần ăn với nhiều món ăn phong phú, sáng tạo sẽ kích thích được cả thị giác, khứu giác và vị giác của bé đấy nhé các mẹ. Do đó, các mẹ hãy linh hoạt trong thực đơn ăn uống với nhiều món ngon, nhiều màu sắc để tránh gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu cho bé. Trẻ sẽ hứng thú khám phá món ăn và khi tâm lý thoải mái trẻ sẽ ăn ngon hơn, dinh dưỡng được cung cấp cũng đầy đủ hơn.


 

3. Cho bé hoạt động nhiều hơn

Khi hoạt động nhiều, cơ thể bé sẽ đốt cháy một lượng calo dẫn đến cảm giác thèm ăn, đói bụng cho bé.

Các mẹ hãy để bé vui đùa, tham gia các hoạt động nhiều hơn như: hoạt động ngoài trời, các môn thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm… . Điều này không những giúp trẻ hòa đồng, năng động hơn mà còn hỗ trợ bé phát triển cả về thể chất, tăng cường sức đề kháng.



4. Để bé ăn cùng gia đình

Khi ăn cùng cha mẹ, bé sẽ quan sát được cách mọi người ăn và bắt chước làm theo. Như vậy, các mẹ có thể tiết kiệm được thời gian cho bé ăn và hạn chế việc phải dỗ dành bé – một việc dễ khiến bé hư.

Ngoài ra khi để bé ăn chung với gia đình còn khiến bé cảm nhận được không khí ấm cúng và tạo tâm lý ăn một cách ngoan ngoãn cho bé.

Lưu ý: Cha mẹ cần làm gương cho bé trong bữa ăn. Chẳng hạn: không xem tivi khi ăn, không bỏ dở đồ ăn… đặc biệt các mẹ đừng nên ăn kiêng trước mặt bé nhé.



5. Bổ sung vi chất cho bé

Khi bé lười ăn, lượng dưỡng chất và vi chất cần thiết sẽ ít khi được cung cấp đầy đủ qua thực phẩm. Do vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn kéo dài cần bổ sung các vi chất, để tăng cường sức khỏe cho bé, phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.

Các bác sĩ nhi khoa đã khuyên rằng: kẽm và selen là 2 vi chất quan trọng nhất giúp cải thiện chứng mất vị giác, kích thích sự thèm ăn tự nhiên ở trẻ. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng.

                                                                                                                                                                                          Nguồn: bekhoemevui

KẾT NỐI

HOTLINE:
1900 638 008

  

CHAT ONLINE