Website đang hoàn thiện, mong Quý khách góp ý để chúng tôi phục vụ tốt hơn

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Rất ít khi gặp ở trẻ lớn. Tác nhân gây bệnh là virus (Coxsakie và Entero virus) lây lan rất nhanh qua đường miệng.Vì vậy bệnh có thể gây thành dịch khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh bắn ra khi ho, cầm nắm phải đồ chơi ,vật dụng nhiễm khuẩn, hay bị lây qua trung gian bởi những người chăm sóc trẻ. Thông qua niêm mạc miệng và ruột, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết và từ đó phát triển nhanh chóng, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc.

ThS.BS Phạm Đình Nguyên- Bệnh viện Nhi Đồng 1

Biểu hiện của bệnh

Bệnh thường đặc trưng bởi những bóng nước màu xám hình bầu dục có kích thước khoảng 2-10mm. Ở lòng bàn tay, bàn chân bóng nước thường nổi gồ trên da và ấn không đau. Những bóng nước này thường xuất hiện trên nền phát ban đỏ (hồng ban) ở mông, gối. Ở trong miệng, các bóng nước thường có kích thước nhỏ (2-3mm) rất dể vỡ tạo thành các vết loét khiến bé rất đau khi ăn. Trong trường hợp không điển hình các triệu chứng không xuất hiện đồng thời.Trẻ chỉ bóng nước rất ít trên nền hồng ban hoặc chỉ có hống ban hay loét miệng đơn thuần mà thôi.


Những biến chứng nguy hiểm
Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. Trẻ có thể khó thở, vật vã, kích thích, co giật, sốc, rối loạn tri giác, hôn mê do các biến chứng viêm màng não, viêm não , suy tim, phù phổi cấp…Khi các biến chứng xuất hiện, khả năng tử vong rất cao và diễn tiến nhanh trong vòng 24 giờ.


Đối phó với bệnh tay chân miệng
Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng người nhà cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…Tùy từng trường hơp cụ thể các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Trẻ có thể được cho về nhà tiếp tục theo dõi hay nhập viện ngay để điều trị tích cực. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu do vậy điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.


Chăm sóc trẻ mắc bệnh
Cần chú ý chế dộ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý...Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây...Hạn chế vận động.; không cho trẻ chạy nhảy, đi lại nhiều.
Giữ vệ sinh răng miệng và toàn thân cho trẻ…Cần chú ý tránh làm vỡ bóng nước vì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Có thể giảm đau hạ sốt bằng cách chườm ấm hay cho trẻ uống paracetamol. Không tùy tiện cho trẻ uống các loại thuốc khác nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cần theo dõi sát tình trạng của trẻ nhằm phát hiện sớm những triệu chứng trở nặng để đưa trẻ trở lại bệnh viện kịp thời.


Phòng bệnh tay chân miệng:

  • 
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin chủng ngừa do đó việc phòng bệnh đóng một vai trò rất quan trọng.
  • 
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trẻ bệnh.
  • 
Cách ly người bệnh và người lành (ít nhất 7 ngày).

  • Vệ sinh, lau chùi nhà cửa, rữa sạch các vật dụng, dồ chơi của trẻ bằng xà bông hoặc dung dịch tẩy rừa có tính sát khuẩn cao.
  • Luôn giữ sạch đôi tay để tránh lây lan bệnh bằng cách rữa tay trước khi ăn cơm, trước và sau khi chăm sóc trẻ cũng như trước và sau khi đi vệ sinh…
  • 
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm. Mặc dù chưa có thuốc điều trị và vaccin phòng ngừa đặc hiệu nhưng vẩn có thể khỏi bệnh, không để lại di chứng nếu phát hiện kịp thời, chăm sóc và xử lý thích hợp.

XEM THÊM

KẾT NỐI

HOTLINE:
1900 2058

ĐỊA CHỈ:

362 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình

  

CHAT ONLINE